Camel là nhãn hiệu nồi chiên thuộc phân khúc giá rẻ, chỉ dưới 1 triệu đồng.
Vậy thì đằng sau mức giá “rẻ bèo” đó, chất lượng của nó ra sao? Review nồi chiên không dầu Camel có tốt không? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
📙 Nội dung bài viết:
- 1. Nồi chiên không dầu Camel của nước nào? Sản xuất ở đâu?
- 2. Cấu tạo, thiết kế, thông số kỹ thuật nồi chiên không dầu Camel
- 3. Nồi chiên không dầu Camel có mấy loại?
- 4. Kinh nghiệm chọn mua nồi chiên không dầu Camel
- 5. REVIEW (đánh giá) chi tiết nồi chiên không dầu Camel có tốt không? Có nên mua không?
- 6. Cách sử dụng nồi chiên không dầu Camel hiệu quả và một số lưu ý
- 7. Một vài câu hỏi liên quan đến nồi chiên không dầu Camel (FAQ)
- 8. Nồi chiên không dầu Camel giá khoảng bao nhiêu tiền?
- 9. Nên mua nồi chiên không dầu Camel chính hãng ở đâu?
- LỜI KẾT
1. Nồi chiên không dầu Camel của nước nào? Sản xuất ở đâu?
Đây là nồi chiên không khí sản xuất tại Trung Quốc theo công nghệ Nhật Bản, nhập khẩu về phân phối tại thị trường Việt Nam.
Là hàng nội địa Trung, có thể khiến bạn hơi e ngại. Giống như mình vậy đó, băn khoăn hoài nhưng khi mua và dùng rồi thì mới biết, xuất xứ Trung Quốc không phải là vấn đề đáng đặt nặng tâm lý.

2. Cấu tạo, thiết kế, thông số kỹ thuật nồi chiên không dầu Camel
Thiết kế khi review nồi chiên không dầu Camel không có gì quá nổi bật. Trước hết là màu sắc đơn điệu, quen thuộc với 2 loại tông màu đen và màu xanh lá đậm.
Chất liệu vỏ thì từ vỏ nhựa PP, ABS cao cấp, bóng, dễ dàng lau chùi khi bị bám bẩn. Lòng nồi từ thép cao cấp phủ lớp chống dính, vỉ nướng, khay nướng bánh có thể tháo rời.
Điều khiển chủ yếu là núm vặn cơ, ở mẫu đời mới nhất có trang bị màn hình cảm ứng LCD.
Có một nhược điểm của nồi chiên không dầu này ở thiết kế là phích cắm 3 chấu. Không phải gia đình nào cũng có ổ cắm điện đáp ứng được, muốn dùng phải mua thêm phích cắm chuyển đổi.
Nói về cấu tạo thì khá cơ bản đến mức tối thiểu chi tiết:
- Vỏ nồi.
- Khay chiên.
- Vỉ nướng.
Đi kèm còn có sách hướng dẫn các ký hiệu, cách bật nguồn, tháo, mở, rửa…. khắc phục nhược điểm dầu văng tung tóe khi chiên bằng chảo, không vào điện, bị lỗi, không sáng đèn,…
Ngoài ra, muốn review nồi chiên không dầu Camel chi tiết hơn, bạn có thể tham khảo thông số kỹ thuật dưới đây:
- Màu sắc: Đen và xanh.
- Dung tích: 3 – 8L (một số loại khác 5 lít, 6 lít, 7 lít, 8 lít, 9 lít, 10 lít).
- Công suất: 1350W – 1500W.
- Nguồn điện: 220v, 50Hz.
- Trọng lượng : 4.3 – 7kg.
- Bảo hành: 06 tháng.

3. Nồi chiên không dầu Camel có mấy loại?
# Nồi chiên không dầu Camel cơ
Đây là mẫu nồi chiên phổ biến nhất sử dụng 2 núm vặn cơ để điều chỉnh nhiệt độ và thời gian.
# Nồi chiên không dầu Camel điện tử (cảm ứng)
Như đã nói, ở mẫu đời mới nhất Camel có trang bị điều khiển điện tử cảm ứng, đầy đủ chức năng cơ bản trên mặt nồi.

Những mẫu nồi chiên như Kangaroo, Panasonic, Kuchen, Rapido, Ferroli, mishio, Cosori, Perfect, Elmich, Chef & Chef, Bosch, Kidosu, Kipor, Biyi… 2good s20, Klarstein, Casamom, Electrolux, Snapbee, Hafele, Coex, Ava, Hongxin, Lorente, Air Fryer, Magic, MaxxSound… cũng được trang bị cả điều khiển cơ và cảm ứng.
4. Kinh nghiệm chọn mua nồi chiên không dầu Camel
# Dựa vào thể tích, dung tích, kích thước
Nhiều chị em trên webtretho, tinh tế thắc mắc là nên mua nồi chiên không dầu mấy lít?
Dung tích review nồi chiên không dầu Camel nằm trong khoảng 3 – 8 lít.
Nếu bạn chiên nướng cho nhiều khẩu phần ăn, không gian bếp lại rộng rãi thoải mái thì hãy chọn nồi có thể tích, dung tích và kích thước lớn.
Ngược lại nếu không có nhu cầu nhiều thì một chiếc nồi nhỏ gọn sẽ ít chiếm không gian diện tích hơn, giá thành cũng rẻ hơn.
# Dựa vào công suất
Công suất của nồi chiên không dầu Camel không lớn, chỉ trong 1350W – 1500W mà thôi.
Ở mức công suất 1500W thì chiên nướng thức ăn nhanh hơn nhưng tốn nhiều điện năng. Ở mức công suất 1350W thì hoạt động tốn ít điện năng hơn nhưng cần nhiều thời gian.
# Dựa vào tính năng (Đơn năng hay đa năng)
Nồi chiên đơn năng thì dùng để chiên, rán, nướng thức ăn.
Nồi chiên đa năng tích hợp thêm rất nhiều chức năng, ví dụ như nướng gà nguyên con, làm bánh, chiên chả giò, chiên khoai tây, rang lạc, rán cá, nướng thịt bò, làm Pizza,…
Ngoài ra, còn có thể đặt sẵn thời gian nấu lên đến 30 phút, tự động ngắt khi quá nhiệt,…
Trường hợp nhà bạn đã có lò nướng, lò vi sóng thì chỉ cần mua một chiếc nồi chiên đơn năng thôi là đủ. Nếu chưa có các thiết bị gia dụng trên thì hãy chọn nồi chiên đa năng, nó có thể đảm nhiệm hết các vai trò nấu nướng một cách dễ dàng, gọn gàng.

5. REVIEW (đánh giá) chi tiết nồi chiên không dầu Camel có tốt không? Có nên mua không?
# Cảm nhận người dùng
Vậy là thử, mình mua ngay 1 chiếc nồi chiên không dầu Camel 7 lít xịn xò nhất, hiện đại nhất của hãng. Chiếc nồi này có dung tích đến 7 lít, đủ nấu nướng cho 5 – 6 khẩu phần ăn.
Mặc dù dung tích lớn nhưng kích cỡ nồi cũng rất nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển. Thiết kế đẹp mắt, có lẽ là đẹp nhất của Camel.

Vỏ hình bầu dục loại vuông, có cả điều khiển cơ và cảm ứng. Tay cầm phủ bạc sáng bóng sang trọng và cuốn hút. Khi dùng thì mình thấy có mùi hôi nhựa trong 3-5 lần sử dụng đầu.
Thêm một ít tiếng ồn khi vận hành nữa. Ngoài ra thì khả năng nấu nướng thức ăn rất tốt. Những hôm mệt mỏi bận rộn mình chỉ cần ướp thịt cá rồi cho vào nồi, chỉnh nhiệt độ thời gian là xong. Chỉ với những món lớn mới phải mở ra lật trở mà thôi.
Thành phẩm thì siêu ngon, thịt cá giòn rụm bên ngoài và chín mềm bên trong, loại bỏ chất béo và mỡ thừa bởi công nghệ Rapid Air giảm thiểu 80% – 90% dầu mỡ trong thực phẩm, giảm bớt độ ngấy.

Giá bán của nồi chiên Camel này chưa đến 1 triệu, thật sự quá rẻ, trong khi đó mình dùng 3 tháng rồi vẫn thấy hoạt động tốt.
Nếu muốn làm một siêu đầu bếp nhàn tênh thì mình nghĩ bạn phải rinh ngay một em nồi chiên Camel này ngay đi nhé.
# Đánh giá ưu, nhược điểm
Ưu điểm
- Giá rẻ.
- Dễ tìm mua.
- Thiết kế đơn giản, dễ tháo lắp và vệ sinh.
- Áp dụng công nghệ Rapid Air chiên rán bằng khí nóng, giúp thức ăn chín đều, giòn rụm bên ngoài và mềm mại bên trong.
- Sử dụng khay nướng CERAMIC có khả năng chống dính tuyệt vời, thoát dầu tốt, bảo vệ thực phẩm sau chiên rán được an toàn với sức khỏe.
- Có thể nấu nướng được nhiều món ăn khác nhau.
- Có trang bị tính năng đặt sẵn thời gian nấu lên đến 30 phút, tự động ngắt khi quá nhiệt,…
Nhược điểm
- Có mùi hôi nhựa trong 3-5 lần sử dụng đầu.
- Có tiếng ồn khi vận hành.
# Phản hồi từ người dùng


Tham khảo thêm các mẫu nồi chiên của Hasuka, Comet, Bear, Hawonkoo, Gourmia, Kenta, Galuz, Nagakawa, Magic Korea, Cuckoo, Hommy, Toshiba, Korichi, Misushit, Samsung, ShimpleHome, Kaisa Villa, Shanben, Liven, Klarstein của Đức, Iruka, Hachimitsu, Malloca, Princess, Matika, Bastian… Smartcook, Faster, Strom, Hafele, Mkmaoke, westinghouse, Master Boss, Shenhua, Daewoo, Misu Louis, Fumak, Mobell, Hitachi,…
6. Cách sử dụng nồi chiên không dầu Camel hiệu quả và một số lưu ý
Review nồi chiên không dầu Camel chắc chắn không thể bỏ qua hướng dẫn cách dùng để thức ăn được chín hoàn hảo và nồi chiên bền bỉ hơn.
# Hướng dẫn sử dụng
- Bước 1: Kéo khay chiên ra khỏi nồi, sắp xếp thực phẩm đã được tẩm ướp gia vị vào khay, sau đó đẩy khay chiên vào sao cho khớp với thân nồi.
- Bước 2: Đặt nồi lên vị trí bề mặt phẳng, không gần nguồn nhiệt và nguồn nước. Cắm phích điện vào ổ điện.
- Bước 3: Chọn nhiệt độ và thời gian phù hợp. Nhiệt độ sẽ có các thang từ 180 – 200 độ C, thời gian từ 5 – 20 phút.
# Cách vệ sinh nồi chiên không dầu Camel
Trước hết, bạn cần rút phích cắm điện ra khỏi ổ điện và để nguội trong vòng ít nhất 30 phút.
Dùng khăn mềm nhúng qua nước rửa chén, vắt khô rồi tiến hành lau qua vỏ nồi, sau đó là lòng nồi.
Đối với khay chiên thì rửa trực tiếp với nước sạch pha loãng nước rửa chén rồi lau khô và để ráo. Nếu khay chiên dính nhiều vụn thức ăn thì bạn hãy ngâm trong nước 15 phút rồi mới tiến hành cọ rửa.
# Một vài lưu ý
- Hướng dẫn sử dụng review nồi chiên không dầu Camel hoàn toàn bằng tiếng Trung, bạn cần tìm hiểu kỹ càng hơn nhé.
- Lưu ý khi mua về hãy áp dụng cách khử mùi hôi là trước khi dùng cho 3 – 4 vỏ chanh vào nồi, khởi động 120 độ trong 10 phút.
- Lót thêm giấy vào khay để lớp chống dính được bền hơn.
- Món ăn có kích thước lớn thì cần phải mở ra, lật lại để được chín đều hơn.
- Nếu thức ăn chín trước thời gian đã chọn, hãy rút khay ra và để nồi tự về 0, tuyệt đối không vặn ngược núm vặn.
- Đều đặn 3 tháng hãy vệ sinh dây mayso 1 lần.

7. Một vài câu hỏi liên quan đến nồi chiên không dầu Camel (FAQ)
# So sánh nồi chiên không dầu Camel và Philips
Review nồi chiên không dầu Camel trên đây cho thấy, dòng nồi nếu so sánh các loại với Philips thì sẽ giống nhau về công nghệ Rapid Air áp dụng. Còn lại tất cả đều khác nhau, ví dụ như:
Camel | Philips | |
Thiết kế | Đơn giản, chỉ có 2 màu là đen và xanh, không có nhiều mẫu mã để lựa chọn. | Thiết kế trau chuốt, hiện đại và sang trọng (màu đen, màu trắng, màu xanh). Có rất nhiều mẫu mã khác nhau để lựa chọn. |
Công suất | Công suất thấp, chỉ dao động trong mức 1350 – 1500W. | Công suất trải rộng từ thấp đến cao, từ 1350 – 2225W, đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng. |
Khả năng vận hành | Có gây tiếng ồn.
Chế biến được nhiều món ăn khác nhau với 8 chương trình được cài đặt sẵn. |
Vận hành êm ái.
Khả năng chế biến món ăn đa dạng, linh hoạt. Loại bỏ đến 90% mỡ thừa ra khỏi thực phẩm. Tùy chỉnh nhiệt độ và thời gian thông minh, giúp người dùng đơn giản hóa quá trình. |
Giá thành | Giá bán rẻ. | Giá thành cao. |
# So sánh nồi chiên không dầu Camel và Lock&Lock
Lock&Lock nằm trong phân khúc cao cấp, còn nồi chiên không dầu Camel lại thuộc phân khúc giá rẻ. Nếu đem so sánh 2 dòng nồi chiên này với nhau thì sẽ khá khập khễnh.
Lock&Lock sở hữu nhiều tính năng vượt trội hơn, đặc biệt là dung tích và công suất lớn cho bữa ăn nhanh chóng, nhiều món. Camel thì phù hợp với gia đình ít người, kinh tế trung bình và không có yêu cầu nhiều trong nấu nướng món ăn hằng ngày.
# So sánh nồi chiên không dầu Camel và Tefal
Tefal là dòng nồi chiên cao cấp sản xuất tại Pháp, giá bán đắt đỏ, khó tìm mua và đương nhiên là tính năng vô cùng nổi trội.
Trong khi đó review nồi chiên không dầu Camel chỉ là dòng nồi chiên giá rẻ, sản xuất ở Trung Quốc có thể tìm mua được ở bất kỳ đâu.
Hai dòng này không thể so sánh với nhau về chất lượng vì quá chênh lệch. Tefal dành cho người có thu nhập cao muốn tối ưu hóa cuộc sống hiện đại, còn Camel phù hợp với người thu nhập thấp được tiếp cận, trải nghiệm ban đầu.
# Một vài gợi ý công thức nấu ăn bằng nồi chiên không dầu Camel
Khoai tây chiên cay
- Khoai tây đem gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành thanh dài, ngâm trong nước muối khoảng 20 phút rồi vớt ra để ráo.
- Trộn vào khoai tây các loại gia vị là bột hành, bột tỏi, dầu tỏi, bột ớt, muối, tiêu,… rồi đảo đều.
- Làm nóng nồi ở nhiệt độ 180 độ C trong 5 phút sau đó cho khoai tây vào, hẹn giờ khoảng 20 – 30 phút để khoai tây chín vàng giòn.

Tôm nướng muối
- Làm sạch tôm rồi đem ướp với gia vị vừa ăn, gồm có muối, tiêu, tỏi,…
- Đợi khoảng 10 phút khi gia vị đã thấm vào tôm thì tiến hành làm nóng nồi chiên.
- Cho tôm vào, chọn nhiệt độ 200 độ C trong 15 phút là xong.

Sườn nướng BBQ
- Sườn mua về đem chặt khúc to, ngâm trong nước muối loãng 5 phút để làm sạch hoàn toàn.
- Ướp sườn với nước sốt sườn nướng, dầu hào, mật ong, hành tỏi băm, hạt nêm,… trong khoảng 30 phút.
- Cho sườn vào nồi chiên, tiến hành nướng trong 10 phút ở nhiệt độ 200 độ C. Lật sườn và nướng thêm 5 phút để bề mặt sườn được vàng đều.

Các loại khác như nồi chiên Goviz Camel f261-1, af 5201, znc351-3, af 601d, Nine Shield,… cũng áp dụng được tất cả các món trên.
# So sánh nồi chiên không dầu Hongxin và Camel
Hongxin được xem là dòng nồi chiên có nhiều điểm tương đồng nhất với Camel. Cùng là nồi chiên nội địa Trung, trong tầm giá 700 – 1 triệu đồng, thiết kế đơn giản và độ bền không quá cao.
Nếu phải lựa chọn 1 trong 2 dòng nồi chiên này thì bạn không cần phải đắn đo, băn khoăn gì nhiều.
# Nồi chiên không dầu Camel có tốn điện không?
Review nồi chiên không dầu Camel hoạt động không tiêu tốn quá nhiều điện năng. Mức công suất 1350 – 1500W của nó chỉ tương đương với 1.3 – 1.5 số điện mỗi giờ mà thôi.
8. Nồi chiên không dầu Camel giá khoảng bao nhiêu tiền?
Giá bán dao động trong khoảng 700 – 1 triệu đồng.

9. Nên mua nồi chiên không dầu Camel chính hãng ở đâu?
Review nồi chiên không dầu Camel có bán ở hầu hết các cửa hàng điện máy lớn như Media Mart, Điện máy Chợ Lớn, Nguyễn Kim, Điện máy xanh, Điện máy Thiên Hòa, KingShop,…
Tuy nhiên, nếu không có thời gian thì bạn vẫn có thể đặt mua trên các trang bán hàng trực tuyến như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Fado.vn…
Những trang bán hàng này cung cấp rất nhiều mẫu mã nồi chiên khác nhau, đi kèm chế độ bảo hành,, chương trình khuyến mại, giảm giá, mua trả góp 0%,… đặc biệt còn có cả hàng thanh lý, sửa chữa,…
LỜI KẾT
Trên đây là tất cả thông tin chia sẻ về review nồi chiên không dầu Camel, hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn lựa chọn được một chiếc nồi phù hợp, ưng ý nhất nhé!
Đừng quên ghé thăm Haygheta mỗi ngày để đón đọc thêm nhiều bài viết về các sản phẩm mới hoặc sưu tầm vài mẹo vặt trong cuộc sống bạn nhé.